Các cách duy trì hoạt động kinh doanh khách sạn trong giai đoạn dịch Covid-19? Cùng Sao Biển chia sẻ nhữug kế hoạch để duy trì hoạt động kinh doanh khách sạn
Tính đến giữa tháng 6 năm 2021, số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đã hơn 10.000 ca. Theo như diễn biến phức tạp của dịch bệnh, con số này sẽ còn tăng thêm mỗi ngày. Do đó ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian tới.
https://www.facebook.com/tintucvtv24/photos/a.246269142227548/1911963662324746
Việc nắm bắt thông tin đối với các chủ khách sạn trong thời điểm này là rất quan trọng. Chủ khách sạn cần làm điều gì để duy trì kinh doanh khách sạn?
1. Hoạt động kinh doanh khách sạn bị ảnh hưởng
Sự bùng phát dịch kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến ngành kinh doanh khách sạn trên cả nước. Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 2/2021, khách du lịch đến Thủ đô giảm 79,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội giảm 94% so với tháng 2/2020. Khách du lịch nội địa giảm 75% so với cùng kỳ. Cũng vì thế, tổng thu từ khách du lịch giảm 83,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tình trạng không khả quan hơn tại một số tỉnh thành có du lịch phát triển như Nha Trang, Đà Nẵng… Tại TP.Hồ Chí Minh, công suất phòng ở các khách sạn chỉ đạt khoảng 10% từ dịp Tết Nguyên Đán đến nay.
Ảnh: Tạm ngưng kinh doanh khách sạn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Các biện pháp khắc phục tình trạng dịch bệnh cần thiết để phục hồi ngành dịch vụ khách sạn. Việc ngăn chặn sự lây lan của Virus càng nhanh thì ngành du lịch cũng sẽ phục hồi nhanh chóng.
2. Đánh giá tình hình kinh doanh khách sạn
Việc đầu tiên các chủ khách sạn cần làm là đánh giá lại vị trí của cơ sở kinh doanh. Cũng như kế hoạch phát triển khách hàng ở những quy mô phù hợp với khách sạn. Cần đa dạng hóa các hoạt động marketing để thu hút các nguồn khách hàng mới. Điều quan trọng, các khách sạn phải tận dụng, khai thác triệt để thị trường khách du lịch, khách vãng lai.
Khi nhận thức rõ vị trí địa lý của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường nguồn khách, nên nhanh chóng triển khai các chiến dịch marketing. Tạo ra những ưu đãi mới cho khách du lịch từ những thị trường nguồn khách thay thế.
3. Chiến lược kinh doanh khách sạn phù hợp
Đối với những khách sạn vừa và nhỏ, ảnh hưởng đầu tiên dịch Covid-19 tác động đến có thể thấy thông qua sự gia tăng lượng khách hàng hủy chỗ nghỉ. Trong khi tỷ lệ đặt phòng ngày một giảm, được xem là thách thức đối với các chủ khách sạn. Các chủ khách sạn nên cân nhắc trước mỗi hành động nhằm thu hút gia tăng đặt phòng. Và cần có cái nhìn lâu dài để có xây dựng chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Một trong những cách để đối phó với tình hình sụt giảm lượng đặt phòng là tăng công suất phòng. Nhưng điều này không được khuyến khích vì trong tình hình hiện tại người dân bị hạn chế đi lại.
4. Kiểm soát các khoản chi phí kinh doanh khách sạn
nên chú ý rằng việc giảm giá có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho khách. Việc giảm giá phòng là thách thức lớn đối với khách sạn khi nhu cầu tăng trở lại.
Các khách sạn cần tiến hành kiểm soát các khoản thu chi chặt chẽ, tránh những thất thoát. Cân nhắc cắt giảm chi phí phù hợp, không ảnh hưởng đến việc kinh doanh về lâu dài. Chủ khách sạn có thể xem xét được các khoản chi không cần thiết. Cắt giảm các bộ phận nhân sự bị dư thừa. Nhờ đó giúp chủ khách sạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Dịch Covid-19 làm giảm lượng đặt phòng nhưng lại là một cơ hội để củng cố lại khách sạn. Đây có thể là thời điểm tốt để đào tạo lại nhân viên và đánh giá lại kế hoạch đầu tư khách sạn.
Với những kế hoạch trên các khách sạn sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh khi thị trường phục hồi trở lại.
Công ty TNHH Sản Xuất và Phát Triển Thương Mại Sao Biển
- Văn phòng: Số 10, Đường số 2, Khu phố 4, Hiệp Bình Chánh, TPHCM
Thông tin liên hệ:
- Hotline công ty: 028.3636.6017/ 0908 020 618
- Tư vấn bán hàng: 077 851 6857
- Tư vấn đại lý: 0908 020 618
website: https://saobien.vn/
Fanpage: Công Ty Sao Biển