Bình Thuận là mảnh đất nổi tiếng với những nét văn hóa đa dạng. Và trong đó phải nhắc đến văn hóa Chăm Pa đặc sắc. Cùng lễ hội Kate – là một trong những lễ hội lớn nhất và vô cùng thiêng liêng đối với dân tộc Chăm. Cùng Sao Biển hóa thân thành những nam thanh nữ tú Chăm Pa. Và khám phá lễ hội Kate độc đáo này nhé!
Lễ hội Kate của Bình Thuận – nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm pa nơi đây
Lễ hội Kate là gì?
Lễ hội Kate (còn được gọi là Mbang Kate) là một trong những lễ hội lớn trong văn hóa Chăm pa. Và vô cùng thiêng liêng đối với cộng đồng người chăm. Được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần). Cũng giống như ngày tết của chúng ta. Đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình đồng bào Chăm gần gũi, thương yêu nhau hơn. Cũng như để vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài.
Lễ hội Kate của người Chăm pa thường được tổ chức vào thời gian nào?
Lễ hội Kate của người Chăm pa ở Bình Thuận. Thường được tổ chức vào 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm. Vào khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch. Tại di tích tháp Pô Sah Inư. Nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc. Được yêu cầu tổ chức theo đúng phong tục tập quán truyền thống của người Chăm địa phương.
Các hoạt động trong lễ hội Kate của người Chăm pa Bình Thuận
Lễ hội Kate của người Chăm pa thường diễn ra 2 phần. Là phần lễ và phần hội. Nếu như phần lễ được coi trọng ở đền tháp. Thì tại thôn bản mà người Chăm sinh sống, phần hội đóng vai trò quan trọng trong gắn kết tình cảm gia đình.
Phần nghi lễ của lễ hội Kate của người Chăm pa Bình Thuận
Phần lễ thường sẽ được diễn ra trong hai ngày với các lễ bao gồm: Lễ đón rước y phục, Lễ mở cửa tháp, Lễ tắm tượng thần, Lễ mặc y phục cho tượng thần và Đại Lễ. Khi điệu múa thiêng kết thúc thì ngoài tháp Chăm sẽ bắt đầu mở hội. Các điệu múa, làn điệu dân ca của đồng bào Chăm pa. Cộng hưởng với trống Ginăng, trống Paranưng và kèn Saranai. Làm vui nhộn, sôi động cả một vùng.
Các nghi thức Kate được người Chăm pa thực hiện theo một trình tự nhất định. Đầu tiên, họ thực hiện các nghi lễ cầu cúng trời đất. Tiếp đó cúng tế thần linh và cuối cùng là ông bà tổ tiên. Đây là loại hình cấu trúc lưỡng hợp – âm dương … Tất cả những biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực. Thể hiện ước nguyện sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi cây trồng, mùa màng tốt tươi. Đó là nét đặc trưng trong quan niệm tín ngưỡng của người Chăm nói riêng. Và của người dân nông nghiệp lúa nước nói chung.
Phần hội của lễ hội Kate của người Chăm pa Bình Thuận
Tất cả những người tham gia đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới. Âm thanh vang vọng của các nhạc cụ dân tộc Chăm (trống Ginang, Baranưng và kèn Saranai). Hòa quyện với giọng hát của nam thanh, nữ tú… Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên. Các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong hala (cỗ bồng trầu). Việc trình diễn những điệu múa này để cầu các vị thần ban cho mưa thuận gió hòa. Mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.
Tiếp đó, người Chăm tổ chức các hội thi. Hội diễn và tái hiện những trò chơi dân gian. Chương trình văn nghệ thể dục thể thao sôi động. Trong ngày hội, du khách rất dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo. Của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích. Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đêm khuya. Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ấm gia đình để họp mặt gia tiên. Trong không khí tưng bừng náo nhiệt của Lễ hội Katê. Con người như xích lại gần nhau hơn.
Lễ hội Kate nét đẹp văn hóa lâu đời của đồng bào Chăm pa
Đồng bào Chăm pa nói riêng và người dân Bình Thuận nói chung. Luôn tự hào về những nét văn hóa Chăm pa lâu đời. Mà tới ngày nay vẫn được con cháu giữ gìn và lưu truyền. Qua lễ hội Kate Bình Thuận sôi động, đầy ý nghĩa. Ta cũng hiểu thêm những nét đẹp văn hóa và tình cảm của con người nơi đây. Lễ hội Kate cũng là sự kiện quan trọng để tỉnh Bình Thuận quảng bá du lịch. Giới thiệu đến các du khách trong và ngoài nước. Nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
Vậy là sao biển đã dẫn mọi người khám phá một nét đẹp văn hóa thiêng liêng tại mảnh đất Bình Thuận thân thương. Bạn đã từng tham gia lễ hội độc đáo này? Nếu chưa đừng ngần ngại, lưu lại bài viết này và tìm cơ hội để “tận mắt” chứng kiến và sống trong không gian lễ hội này bạn nhé! Rất tuyệt vời đấy!