DIY Mattress – nệm tự làm – một trải nghiệm thú vị

Làm sao để đánh giá được chất lượng thực tế thông qua những đoạn quảng cáo lung linh về nệm?  Vậy thì, liệu có phương án thay thế nào tốt hơn khi bạn không muốn phải đi ra tận shop để chọn một chiếc nệm mới? Câu trả lời là nệm tự làm hay còn được gọi là DIY Mattress. Có điểm gì thú vị ở loại nệm DIY và tại sao chúng lại cuốn hút người dùng như thế? Mời bạn cùng Sao Biển khám phá nhé!

tự làm

Các bước cho một chiếc nệm tự làm

Không thể phủ nhận rằng trên thị trường hiện nay, mặt hàng trôi nổi là nhiều vô số kể. Thêm vào đó, bạn sẽ không thể biết được có bao nhiêu chất độc hại trong chiếc nệm bạn mua ngoài kia, trừ trường hợp bạn mua ở một đơn vị uy tín. Mặt khác, mỗi chiếc nệm sẽ có kích thước và độ dày khác nhau. Khi đó, dựa vào nhu cầu cá nhân mà bạn sẽ có thiết kế phù hợp cho nệm của bạn. Vậy, cụ thể như thế nào, mời bạn đọc theo dõi các bước dưới đây!

Bước 1: Hiểu rõ về cấu trúc nệm

Bước đầu trong quá trình tự tạo nên chiếc nệm cho riêng mình là bạn cần hiểu sâu về cấu trúc nệm. Mục đích của bước này là để bạn có sự hiểu biết nhất định về nệm. Về cơ bản, nệm là một sản phẩm có cấu trúc nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự lại khá phức tạp. Việc hiểu một cách hời hợt sẽ gây trở ngại cho bạn. Hầu hết những loại nệm sẽ có những tầng cơ bản sau:

  • Đầu tiên là lớp nền, thường được làm từ những loại mút xốp giá khá rẻ. Tầng này có ý nghĩa tạo “nền” cho nệm. Chúng có vai trò hỗ trợ định hình nệm theo cách bạn muốn.
  • Tiếp đến là tầng lõi hỗ trợ. Nguyên liệu cho tầng này có thể là lò xo, mút xốp hoặc là chất liệu được kết hợp từ 2 hay nhiều loại khác nhau. Bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu được làm hoàn toàn từ mút xốp hoặc cao su. Lớp này sẽ thực hiện vai trò gia cố nệm, bảo vệ nệm khỏi tình trạng bị mềm, sụt lún. 
  • Lớp trên cùng là lớp tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Thường tầng này sẽ được cấu tạo bởi những chất liệu có khả năng tạo cảm giác dễ chịu cho người nằm. Chất lượng của nệm có xu hướng được đánh giá thông qua lớp này. Cụ thể là nệm có tạo cảm giác thoải mái cho bạn hay không? Chuyển động cơ thể trên nệm có dễ dàng hay không? 
  • nệm

Bước 2: Chọn loại nệm cho riêng bạn

  • Nệm mút xốp: Hầu hết những loại nệm mút xốp thường được biết đến với khả năng tạo sự thoải mái cực cao. Khi nằm, bạn sẽ có cảm giác vô cùng dễ chịu, phân tán sự áp lực đồng đều khi chuyển động trên nệm. Tuy nhiên, một điểm gây khó chịu với người dùng là nệm có thể gây nóng và hỗ trợ kém cho đối tượng là người già hoặc người đau lưng.
  • Nệm cao su: Đa phần nệm cao su có độ bền khá cao và ít gây dị ứng cho da nhạy cảm. Lý giải cho đặc điểm này là ở chất liệu cấu thành nên, hoàn toàn là cao su tự nhiên. Tuy nhiên, nệm cao su còn có thể được làm từ những nguyên vật liệu đắt tiền. Chúng tạo sự thoải mái tương tự như những nệm mút xốp mặc dù mật độ dày ít hơn. 
  • Nệm đa tầng: Nệm sử dụng các cuộn dây với mục đích hỗ trợ của chúng. Không giống như lưới cuộn được tìm thấy trong nệm có lò xo truyền thống, nệm đa tầng sử dụng các cuộn dây có lỗ, là các cột cuộn dây được bọc trong túi vải riêng biệt. Có 2 loại nệm đa tầng: Nệm đa tầng có nguyên liệu chính là cao su và nệm đa tầng có nguyên liệu chính là mút xốp. 

Bước 3: Nắm rõ độ cứng phù hợp với bạn

Phần tạo nên đặc trưng riêng cho tấm nệm của bạn là độ cứng thoải mái của nệm. Bạn cần xác định chính xác mức độ thoải mái bạn cần. Ở phần này, bạn sẽ được điểm qua cách để xác định từng cấp độ cứng của nệm. 

Hầu hết những loại nệm phổ biến trên thị trường hiện nay có độ cứng rơi vào mức từ trung bình đến cứng trung bình. Cấu tạo này sẽ phù hợp với đa số người tiêu dùng. Xét trên thang điểm 10, độ phổ biến sẽ từ 3 đến 8 điểm. Đa phần mọi người đều đạt sự thoải mái với độ cứng lý tưởng bằng việc kết hợp trọng lượng cơ thể và tư thế ngủ ưa thích của họ. 

Những người có trọng lượng trung bình thường có xu hướng chọn nệm thiết lập độ cứng từ trung bình đến cứng trung bình. Với những ai có trọng lượng nhẹ hơn, nệm mềm hoặc mềm trung bình sẽ là lựa chọn ưu tiên hơn. Những người có khối lượng cơ thể nặng hơn sẽ cần một tấm nệm cứng hơn. Theo đó, họ sẽ ưa thích những chiếc nệm nằm trong khoảng từ cứng đến rất cứng.

Bước 4: Tìm nguồn nguyên vật liệu cho nệm

Để tự làm nên một chiếc nệm, bạn cần các công cụ và vật liệu sau:

  • Bọc nệm
  • Mút xốp cho lớp nền, tạo sự thoải mái hoặc hỗ trợ cho lớp nền
  • Cuộn dây có túi (nếu định làm nệm đa tầng) 
  • Phun keo để dán các lớp lại với nhau (tùy chọn)

Bước đầu tiên, bạn cần đo khung giường hoặc đế giường của bạn. Ghi nhớ chiều rộng và chiều dài bạn đã đo. Hầu hết các khung giường đều có kích thước phù hợp với kích thước nệm phổ biến. 

Tiếp theo, bạn cần tính toán đến chất liệu nệm. Sau đây là một số điều lưu ý cho mỗi tầng nệm của bạn, phụ thuộc vào loại nệm bạn tự làm là gì:

  • Lớp nền: Lớp nào sẽ tạo “nền móng” ban đầu cho nệm và có độ dày từ 2,5 đến 5cm. Như đúng tên gọi của nó, lớp nào sẽ tạo “nền móng” ban đầu cho nệm. 
  • Lớp hỗ trợ: Độ dày khuyến nghị của lớp này là từ 15 đến 20cm. Chất liệu bạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào loại nệm bạn đang hướng đến là nệm cao su, nệm mút xốp hoặc nệm đa tầng. Một lưu ý nhỏ là tất cả mút xốp mật độ cao đều phải cứng và rắn chắc. Mút xốp cao su thường thông thoáng; điều này giúp tăng cường khả năng thoát khí của nệm. 
  • Lớp trên cùng: Một chiếc nệm có thể có nhiều lớp trên cùng, nhằm mục đích tạo sự thoải mái cho người nằm, thường có mật độ dày từ 5 đến 13cm (bao gồm cả bọc nệm). Một số người sẽ thiết kế riêng tấm trên cùng theo sở thích độ cứng của cá nhân (mềm, trung bình hoặc cứng). Tuy nhiên, hầu hết mọi người thích việc có ít nhất 2 lớp trên cùng để đạt sự tối ưu. 

Bước 5: Bắt đầu thực hiện

Cuối cùng, đã đến lúc thực hiện đóng chiếc nệm cho riêng bạn. Để làm được điều này, bạn cần chuẩn bị một mặt bằng phẳng. Nếu bạn đang đóng nệm trong một khu vực trải thảm, hãy mua một ván ép lớn để làm “sàn” cho bạn.

Tập hợp những nguyên vật liệu lại với nhau và sắp xếp theo thứ tự nhất định. Hãy lưu ý rằng những chất liệu như mút xốp, đặc biệt là mút dẻo, thường sẽ có mùi khó chịu. Tuy nhiên, mùi này hoàn toàn vô hại.

Và bây giờ, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây cho nệm của bạn:

  1. Mở túi bọc vỏ nệm ra và trải nó ra sàn.
  2. Nếu bạn đã mua sẵn, hãy lót lớp mút xốp vào lớp nền.
  3. Đặt lớp hỗ trợ của mút xốp có mật độ cao lên trên lớp nền. Các mút xốp nên nằm ngang với nhau.
  4. Đặt thêm 1 lớp ở trên cùng tấm nệm, đây là lớp tạo sự thoải mái cho người nằm. Nếu bạn muốn sử dụng thêm nhiều lớp ở tầng này, hãy đặt 1 lớp cứng hơn trước khi đặt lớp trên cùng..
  5. Đảm bảo các mút xốp nằm thẳng và phẳng với nhau. 
  6. “Khóa” tấm nệm bằng vỏ nệm.
  7. Đặt khăn trải giường lên và tận hưởng cảm giác nằm trên chiếc nệm được tự làm bởi mình. 

tự làm

Đối tượng thực hiện DIY Mattress

Người ta thường nghĩ hầu như những ai tự làm nệm đa phần là những người ngành công nghiệp sản xuất nệm. Tuy nhiên, có một điều rằng, không chỉ họ mà hầu hết chúng ta đều có xu hướng muốn tốn ít chi phí, đảm bảo chi phí và tự làm vài đồ gì đó ý nghĩa.

Kinh doanh suy cho cùng là một nghệ thuật. Người bán hàng là “nghệ sĩ” và người mua hàng là “khán giả”. Làm sao để thu hút được khán giả của mình đến tận những khắc cuối cùng? Cũng giống như việc kinh doanh vậy. Điển hình trong ngành công nghiệp sản xuất nệm. Với những doanh nghiệp như thế, nệm của họ sản xuất ra vừa phải đem lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, vừa phải đảm bảo nguồn đầu tư sản phẩm. Việc họ tự tạo ra nguồn cung cấp, tự tính toán để giảm chi phí cho nệm nhưng lại chất lượng là một điều dễ hiểu. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về nệm đa tầng. Hi vọng thông qua bài viết trên bạn cũng đã có cho mình một nguồn thông tin hữu ích./

Công ty TNHH Sản Xuất và Phát Triển Thương Mại Sao Biển

Văn phòng: Số 10, Đường số 2, Khu phố 4, Hiệp Bình Chánh, TPHCM.

Thông tin liên hệ

  • Hotline công ty: 028.3636.6017/ 0908 020 618
  • Tư vấn bán hàng: 077 851 6857
  • Tư vấn đại lý: 0908 020 618

Website: https://saobien.vn/

Fanpage: Công Ty Sao Biển

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *