Một chiếc nệm hoàn hảo sẽ gắn liền với sự sang trọng, sự thoải mái và một giấc ngủ ngon. Mỗi khi chọn mua một tấm nệm nào đó, cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng về những yếu tố khác nhau. Một trong số đó phải kể đến độ cứng – nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Trên thị trường có vô số loại nệm có cấp độ cứng khác nhau. Việc chọn độ cứng như thế nào phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu cá nhân. Cụ thể có bao nhiêu cấp độ cứng của nệm? Mời bạn cùng Sao Biển theo dõi thông qua bài viết dưới đây!
Những điều cần lưu ý về độ cứng của đệm
Khi xem xét về các cấp độ cứng của nệm, bạn cần đánh giá một cách khách quan các yếu tố liên quan. Chẳng hạn như chất liệu, trọng lượng cơ thể và tình trạng cơ thể.
Nguồn: Internet
Về chất liệu, mỗi loại nệm sẽ được làm từ nguyên vật liệu khác nhau. Ví dụ như cao su non, độ cứng của nệm có thể bị ảnh hưởng do nhiệt độ cơ thể. Hay nói đến nệm lò xo, đúng như xuất xứ của nó, độ cứng phụ thuộc hoàn toàn vào cuộn lò xo bên trong.
Về trọng lượng cơ thể, độ cứng của nệm nên nhỉnh hơn một chút so với trọng lượng cơ thể. Về nguyên tắc, một người nặng cần tấm nệm có độ cứng cao hơn. Trong khi đó, những người nhẹ thường thích nệm mềm. Suy cho cùng, cái bạn cần là được hỗ trợ tối đa để cân bằng cột sống. Nếu cơ thể quá nặng, mặt nệm sẽ bị trùng xuống và ngược lại. Điều đó có thể sẽ không phát huy một cách toàn diện những tính năng của nệm.
Có một số căn bệnh đòi hỏi bạn phải chọn nệm mềm hơn hoặc cứng hơn. Chẳng hạn như, một tấm nệm mềm mại, có độ đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ tốt hơn cho chứng đau cơ xơ hóa. Còn đối với những người mắc chứng bệnh đau lưng, đau cột sống, nệm cứng là một lựa chọn không thể phù hợp hơn.
Thang độ cứng của nệm
Có 6 cấp độ cứng của nệm:
- Siêu mềm
- Mềm
- Trung bình
- Cứng trung bình
- Cứng
- Siêu cứng
Một tấm nệm tốt là kết quả cho sự lựa chọn đúng của cá nhân. Nhìn chung, các cấp độ cứng của nệm chỉ là sự đánh giá dựa trên ý kiến đa số, không hoàn toàn được xem là một quy chuẩn cố định. Cùng một sản phẩm, khách hàng A sẽ có cảm nhận khác so với khách hàng B căn cứ vào khái niệm cá nhân của họ. Vậy nên, đây được xem là yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá của khách hàng.
3. Chi tiết từng cấp độ cứng của nệm
3.1. Siêu mềm
Đây là loại mềm nhất, được đánh giá từ 1-2 trên thang điểm 10. Trên thực tế, rất hiếm đơn vị kinh doanh sản phẩm thuộc mức 1 vì khả năng hỗ trợ kém. Hầu hết nệm siêu mềm thường ở mức 2 và có độ lún khá sâu. Thêm vào đó, nệm siêu mềm còn được biết đến với cái tên “nệm luxury”. Lý do là nệm có độ lún sâu mà vẫn đảm bảo được độ thoải mái nhất định. Đó cũng là đặc điểm khiến cho nệm đắt đỏ và nặng hơn so với những loại khác.
3.2. Mềm
Tuy cũng mềm tương đối nhưng nệm ở mức độ này lại có cảm giác cân bằng hơn. Có rất ít loại nệm thuộc loại này bởi mức độ nằm lưng chừng giữa độ siêu mềm và độ mềm trung bình. Nệm thích hợp với người dưới 59kg. Tư thế ngủ tốt nhất đối với loại này là ngủ nghiêng, vì nó cho phép vai chùn xuống, giảm được áp lực lên các khớp xương.
Nguồn: Internet
3.3. Trung bình
Nệm này có vẻ là một sự lựa chọn phù hợp với đa số người dùng. Nệm tạo cảm giác cân đối bởi có sự giao thoa giữa mềm và cứng. Một tấm nệm vừa phải là lựa chọn tốt cho tư thế nằm nghiêng có thể trạng cân đối hoặc người nằm ngửa. Người nằm úp sẽ phù hợp hơn với nệm có độ cứng từ trung bình trở lên. Vì họ cần tới sự hỗ trợ nệm cao hơn, đặc biệt với những người bị đau lưng hoặc đau cột sống.
3.4. Cứng trung bình
Đây là độ cứng phổ biến nhất cho đến nay và nó được đa số người dùng ưa thích. Những tấm nệm này tạo một cảm giác cân bằng một cách toàn diện. Độ cứng trung bình phù hợp với mọi tư thế ngủ và tất cả cân nặng. Nệm cứng trung bình có bề mặt đủ mềm và đủ cứng, nhằm cân bằng áp lực lên các bộ phận lớn như vai, hông.
3.5. Cứng
Nệm có độ cứng tương đối sẽ là một lựa chọn đặc biệt ưa thích đối với nhưng người nặng cân hoặc những người thích cảm giác chắc chắn. Sản phẩm tốt nhất cần có lớp nệm trên cùng trung bình để giảm áp lực. Chúng thích hợp cho tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp. Một số loại điển hình cho độ cứng này là nệm lò xo, bông ép hoặc mút.
3.6. Siêu cứng
Nệm siêu cứng dành cho người nặng cân hoặc gặp vấn đề về sức khỏe như đau thần kinh tọa. Một số loại nệm được thiết kế với những mục đích như thế này. Trên thực tế, rất ít loại nệm thuộc loại này. Nệm có cấp độ siêu cứng đòi hỏi cần có quy trình đặc biệt hơn.
Nguồn: Internet
Hi vọng thông qua bài viết trên bạn cũng đã có cho mình một nguồn thông tin hữu ích./
Công ty TNHH Sản Xuất và Phát Triển Thương Mại Sao Biển
Văn phòng: Số 10, Đường số 2, Khu phố 4, Hiệp Bình Chánh, TPHCM.
Thông tin liên hệ
- Hotline công ty: 028.3636.6017/ 0908 020 618
- Tư vấn bán hàng: 077 851 6857
- Tư vấn đại lý: 0908 020 618
Website: https://saobien.vn/
Fanpage: Công Ty Sao Biển
- Tổng hợp 7 cách khử mùi giúp toilet sạch thơm – rộn ràng đón Tết
- Bao cao su “chay” là gì? Đây có phải là xu hướng mới trong tương lai?
- Tất tần tật những lợi ích tuyệt vời của tấm đệm lò xo
- Bí quyết lựa chọn vải chăn ga gối khách sạn 2, 3 sao
- Du lịch Sapa đi những đâu? Những điểm đến không thể bỏ qua