Dấu ấn riêng nền văn hóa Chăm pa vùng đất Ninh Thuận

Tạm xa nơi phố thị nhộn nhịp, về với vùng đất “bí ẩn” – Ninh Thuận. Được tạo hóa ban cho vẻ đẹp non nước hùng vĩ, Ninh Thuận đầy nắng gió này còn điều gì khiến người ta phải tò mò? Có chăng là vùng đất khắc nghiệt, chỉ có cây bụi và xương rồng. Đâu đó cảnh người nông dân khắc khổ lang thang chăn cừu, chăn dê dưới cái nắng gắt. Ai biết rằng mảnh đất này còn lưu giữ một nền văn hóa cổ xưa, nền văn hóa cực thịnh – văn hóa Chăm pa. Người ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó bóng tháp cổ Poklong Garai huyền bí hay những người phụ nữ Chăm giữa đồi cát trên những tấm bưu thiếp. Mời bạn theo chân Sao Biển khám phá nhé!

Văn hóa Chăm pa

  1. Nguồn gốc văn hóa Chăm pa

Theo lịch sử, người Chăm là cư dân đã sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất, mang đậm nhất bản sắc văn hóa Chăm pa. Họ sống tập trung ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải ở Ninh Thuận. Vì lẽ đó, ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá của cha ông để lại như hệ thống lễ tục, lễ hội, điệu múa, âm nhạc, kiến trúc, kinh kệ, luật tục, phong tục, tập quán và các dòng văn học dân gian,..

Văn hóa Chăm pa

Nguồn: Internet

Về tôn giáo, người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn (Ấn Độ giáo) và Bàni (Hồi giáo). Ngoài ra còn có một bộ phận người Chăm theo đạo Islam nhưng không nhiều.

Văn hóa Chăm pa

Nguồn: Internet

  1. Lễ hội Cham pa ở Ninh Thuận

Dân tộc Chăm có rất nhiều lễ hội, kể đến là lễ hội cầu mưa, lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, lễ hội Roya Phik-trok, lễ hội Tháp Bà Po Nagar, lễ mở cửa tháp,… Tuy nhiên, từng lễ hội sẽ được tổ chức ở từng khu vực khác nhau.

Lễ hội Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa người dân tộc Chăm pa. Đây là dịp để người Chăm bày tỏ lòng tri ân đến các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Hiện nay, lễ hội Katê được tổ chức ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Mà Ninh Thuận là chủ yếu với ba điểm là đền Po Inư Nưgar, tháp Po Klong Garai và tháp Po Rome. Lễ hội Katê được tổ chức vào đầu tháng 7 Chăm lịch (tương ứng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch)

Nguồn: Internet

Trong không gian lễ hội, người dân nơi này tin rằng họ có thể gặp được thần linh, giao hòa cùng trời đất. Lễ hội diễn ra tất yếu phải có ca, múa, nhạc trên đền, tháp và trong các làng. Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, những thiếu nữ Chăm pa thả dáng trong các điệu múa quạt, múa đội Thong hala (cỗ bồng trầu). Người Chăm còn tổ chức các hội thi, hội diễn, tái hiện những trò chơi dân gian, văn nghệ thể thao sôi động.

Văn hóa Chăm pa

Nguồn: Internet

  1. Kiến trúc Cham pa ở Ninh Thuận

Xuôi ngược trên con đường Bắc-Nam nối dài, bạn không khỏi nhận thấy một vài ngọn tháp cổ sừng sững giữa những ngọn đồi trọc ở mảnh đất miền Trung thân thương. Đó là vết tích về một nền văn hóa cổ xưa –  văn hóa Chăm pa. Ở Ninh Thuận nổi tiếng với 3 ngọn tháp: Tháp Yang Pakran (tháp Hòa Lai), tháp Po Klong Garai, tháp Po Rome.

Tháp Hòa Lai được xây dựng vào thế kỷ thứ VIII mang màu sắc cổ kính, hoang tàn. Hiện nay chỉ còn lại hai ngôi tháp, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, là những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm pa.

Nguồn: Internet

Tháp Po Klong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XVI trên đồi Trầu (Bbwơn Hala). Đây có lẽ là ngọn tháp đẹp nhất của người Chăm, là nơi hàng năm tổ chức lễ hội Katê – lễ hội lớn của người Chăm Ninh Thuận.

Ninh Thuận

Nguồn: Internet

Tháp Po Rome được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, giai đoạn cuối phong cách kiến trúc người Chăm. Đây là tháp không phải thờ thần như các tháp Chăm khác mà là thờ vua Po Rome, một trong những vị vua được người Chăm hóa thần.

Ninh Thuận

Nguồn: Internet

Văn hóa Chăm pa

Nguồn: Internet

Nghề gốm hiện nay chỉ còn thấy ở Bàu Trúc Ninh Thuận. Người Chăm họ vẫn lưu giữ và duy trì phương pháp làm gốm cổ xưa nhất. Ở giai đoạn trước, việc sản xuất ra sản phẩm gốm chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Ngày nay, làng gốm Bàu Trúc phát triển thêm dòng gốm mỹ nghệ để phục vụ đời sống thẩm mỹ ngày càng cao của người dân.

Ninh Thuận

Nguồn: Internet

Trên đây là những thông tin gửi đến bạn về những dấu ấn tích còn lưu giữ của một nền văn hóa Chăm pa cổ xưa. Hi vọng thông qua bài viết trên bạn cũng đã có cho mình một nguồn thông tin hữu ích./

Công ty TNHH Sản Xuất và Phát Triển Thương Mại Sao Biển

Văn phòng: Số 10, Đường số 2, Khu phố 4, Hiệp Bình Chánh, TPHCM

Thông tin liên hệ

Website: https://saobien.vn/

Fanpage: Công Ty Sao Biển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *